Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Phần thi ứng xử tình huống quản lý.

T×nh huèng 1: Sau khi dự một tiết dạy thao giảng của một giáo viên, qua nghe một số ý kiến phản ánh, HT xác định được tiết dạy đó đã được giáo viên “dạy nháp” trước, do ®ã tiết dạy diễn ra suôn sẻ, hoạt động của thầy và trò nhịp nhàng, học sinh trả lời đúng các câu hỏi thầy đặt ra. Là Hiệu trưởng đồng chí xử lý trường hợp này như thế nào?

Trả lời:
- Theo Điều 6. Nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi TT Số: 21/2010/TT-BGDĐT  ngày 20 tháng 7 năm 2010 v/v ban hành điều lệ hội thi GV dạy giỏi của Bộ GD&ĐT quy định đối với 1 tiết thi giảng: Trước khi thi giảng thì GV được phép chuẩn bị cho tiết giảng, nhưng tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó.
- Theo khoản 2 Điều 6  trong quy định về đạo đức nhà Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định: GV  Không được gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Như vậy trong tình huống này thì giáo viên đó đã vi phạm quy chế thi giảng và vi phạm vào Đạo đức nhà giáo.
 Khi đó tôi sẽ gặp riêng GV đó để trao đổi những sai sót của GV để GV tự mình nhìn nhận ra khuyết điểm, đồng thời tự giác nhận lỗi trước tập thể SP, tự giác xin huỷ kết quả bài thao giảng đó và xin giảng lại tiết khác.



Tình huống 2: Ở một trường X, hiệu trưởng A nổi tiếng là người có "kỉ luật sắt". Một lần GV B đến lớp muộn, lý do là trên đường đến trường GV B gặp một cụ già bị tai nạn nên đã đưa cụ vào bệnh viện, chính vì vậy đã trễ giờ lên lớp. HT A dứt khoát không cho GV B dạy tiết học đó và tuyên bố sẽ kỉ luật GV B vì đã vi phạm quy chế chuyên môn mà không cần nghe GV B giải thích. Sau sự kiện đó không ai dám đi làm muộn nhưng cũng từ đó bầu không khí nhà trường trở nên nặng nề, căng thẳng. Là người cán bộ quản lý đồng chí suy nghĩ như thế nào về cách giải quyết của HT A, hãy nêu cách giải quyết của đồng chí?
Trả lời:
Trong tình huống này, có thể nói ông HT A là một người có phong cách quan liêu, độc đoán, thiếu dân chủ; giải quyết công việc một cách nóng vội, cứng nhắc, thiếu đắn đo suy nghĩ trước sau. Chỉ biết mình mà chẳng biết người, thiếu minh mẫn, tỉnh táo, thiếu tình nghĩa, không lắng nghe ý kiến của mọi người. do đó đã tuyên bố kỷ sẽ luật thầy B thiếu khách quan, không đúng đắn dẫn đến hậu quả gây mầm hận trong quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên.
Trong tình huống này, theo tôi thì nên giải quyết như sau:
- Nếu thầy B đến muộn với thời gian ít (từ 3 đến 5 phút ) có thể linh hoạt cho thầy B tiếp tục lên lớp để giảng bài mới
- Nếu thầy B đến muộn mà không đảm bảo thời gian lên lớp thì yêu cầu thầy B lên quản lý và ôn tập cho HS lớp đó để không gây ảnh hưởng tới các hoạt động học tập của lớp khác và tổ chức dạy bù sau.
          Sau đó mời thầy B lên phòng để tìm hiểu sự việc. HT cần có thái độ bình tĩnh, từ tốn, thân mật, gần gũi để trao đổi ý kiến để cho thầy B trình bày sự việc một cách đầy đủ, tường minh. Khi biết thầy B đến muộn vì một việc nhân nghĩa , thì tôi sẽ tỏ thái độ thông cảm và hoan nghênh thầy B vì thầy đã nhanh  nhạy linh hoạt giải quyết trong tình huống đó. (Sau đó tôi sẽ kiểm tra lại sự việc xem có đúng như vậy không)
Tiếp theo, vào cuộc họp gần nhất, HT đưa vấn đề ra trước HĐ SP, trao đổi về việc đi muộn của thầy B cho thật tường minh, chắc chắn mọi người ai cũng thông cảm và đồng tình ủng hộ việc làm “nghĩa cả” của thầy B. (đồng thời cũng có thể nói thêm rằng Theo Luật giao thông đường bộ VN, nếu trong tình huống đang tham gia giao thông mà gặp tai nạn thì người tham gia giao thông phải có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho cơ quan chức năng, kịp thời đưa người bị nạn đi cấp cứu).
Nhân cơ hội này, một mặt tuyên dương thầy B có hành vi tốt đẹp thể hiện tình cảm yêu thương con người. Đồng thời qua đó cũng nhắc nhở mọi người phải thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp dạy học. Mọi người vi phạm đều phải có lý do thật chính đáng, đắn đo suy nghĩ kỹ giữa cái lý và cái tình, cái riêng và cái chung, có trước, có sau, không thể tuỳ tiện nông nổi, tự do vô tổ chức được trong mọi cách ứng xử. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì khi có các tình huống khách quan đem lại thì phải kịp thời gọi điện báo cáo với BGH để BGH xem xét, sắp xếp công việc một cách hợp lý.


Tình huống 3: Hiệu trưởng A nhận được thư phản ánh (dấu tên) của một giáo viên trong nhà trường nói về cách làm việc của HT đã vi phạm một số nội dung của quy chế dân chủ trong nhà trường. Các phương án xử lý được đưa ra là:
          1. Tìm hiểu xem đó là giáo viên nào để có cách đối xử thích hợp sau này.
          2. Không cần tìm hiểu người phản ánh, tự xem xét bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
          3. Trao đổi vấn đề trên với Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường, đề nghị tìm hiểu rõ đối tượng để làm rõ sự việc.
Bạn chọn phương án giải quyết nào? Vì sao? Nếu không đồng ý các phương án trên hãy đưa ra cách giải quyết của bạn.

Trả lời:
Theo tôi thì cả 3 cách giải quyết trên đều chưa thật hợp lý vì:
Cách thứ nhất: người HT sẽ mất công đi tìm hiểu (mà việc này không phải là dễ) từ đó dẫn đến nghi ngờ người này, người khác, gây mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ. Nếu có tìm ra để có cách đối sau này thì người HT đó sẽ phải luôn phòng thủ, đối phó, dẫn đến hiềm khích cá nhân, không công bằng trong đối xử dẫn đến thiếu dân chủ khách quan trong công việc, lâu ngày gây mất lòng tin trong tập thể GV đối với mình.
Cách thứ 2: việc xem xét lại bản thân để điều chỉnh cho phù hợp là cần thiết, nhưng cũng cần phải đưa vấn đề này ra HĐSP để trao đổi để điều chỉnh những hành động tương tự có thể sảy ra.
Cách thứ 3: Việc trao đổi với BCH Công đoàn và đề nghị tìm hiểu rõ đối tượng để làm rõ sự việc thì cũng không nên. Vì làm như vậy có thể cũng như cách thứ nhất là không những không tìm ra người viết đơn thư mà lại làm cho to chuyện một cách không đáng có và gây nghi ngờ lẫn nhau, đó là mầm mống của việc gây bè phái mất đoàn kết nội bộ.
Trong thình huống này, trước hết phải nói rằng đây là một lá đơn (thư) nặc danh, theo  luật Khiếu nại, tố cáo thì không cần phải giải quyết, nhưng vấn đề có liên quan trực tiếp đến HT vì vậy người HT cũng cần phải xem xét lại các công việc của bản thân, đồng thời trong 1 cuộc họp gần nhất tôi đưa nội dung của quy chế dân chủ trong nhà trường ra để trao đổi trong cuộc họp, sau khi đưa nội dung ra thì xin ý kiến mọi người cùng góp ý, đồng thời, với một thái độ chân tình xin mọi người góp ý cho cá nhân người HT nói riêng và BGH nói chung xem có vi phạm quy chế dân chủ hay không, nếu có thì cũng thẳng thắn xin lỗi trước hội đồng và hứa sẽ sửa chữa, đồng thời tôi sẽ đề cập đến vấn đề của luật Khiếu nại, tố cáo và trao đổi với mọi người rằng không được viết đơn thư nặc danh (ở đây cần khéo léo đưa nội dung này vào, không nên đề cập đến vấn đề là mình có đơn thư nặc danh) làm như vậy là vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo và ảnh hưởng tới tập thể, là mầm mống gây mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ. trong mọi công việc đều có thể thẳng thắn đưa ra Hội đồng hoặc góp ý trực tiếp cho đ/c, đ/n. làm như vậy với phát huy được tính dân chủ, với có tinh thần giúp đỡ đ/c, đ/n và ngày càng được đ/c, đ/n tôn trọng, quý mến. Với việc phân tích đầy đủ, thẳng thắn, đồng thời sẵn sàng nhận lỗi (khi thấy mình sai), với thái độ chân tình thẳng thắn, cởi mở của mình tôi nghĩ là sẽ làm cho người viết đơn thư sẽ có sự nhìn nhận lại về việc đã làm của mình, đồng thời với cách giải quyết như vậy tôi nghĩ vừa chấn chỉnh được người viết đơn, vừa giữ được sự đoàn kết nội bộ.


Tình huống 4:  Vào đầu năm học, sau khi ổn định tổ chức nhà trường có một số GV tỏ ra không phục tùng sự chỉ đạo của Tổ trưởng bộ môn trong quá trình tổ chức các hoạt động của tổ. Là HT đồng chí giải quyết tình huống này như thế nào?
Trả lời :
Trước hết tôi sẽ gặp các GV đó để tìm hiểu xem lý do tại sao lại không phục tùng sự chỉ đạo của Tổ trưởng bộ môn.
- Nếu vì lý do cá nhân cục bộ của các thành viên đó thì phân tích cho mọi người hiểu rằng : Khi HT bổ nhiệm đ/c tổ trưởng đã tổ chức họp, xin ý kiển của tổ, có sự tín nhiệm cao, đủ điều kiện đáp ứng được công việc thì HT mới bổ nhiệm. Và nếu không nhất trí với sự điều hành lãnh đạo của đ/c tổ trưởng đó về điểm nào thì cần phải mạnh dạn trao đổi để đ/c tổ trưởng rút kinh nghiệm chứ không được phép tỏ thai độ không hợp tác, không thực hiện các nội dung kế hoạch của tổ vì Theo điểm a, khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường THCS quy định đối với Tổ chuyên môn là Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch. Làm như vậy thì các đ/c đã vi phạm vào Điều lệ trường THCS bên cạnh đó trong thực tế  thì kế hoạch  hoạt động của các tổ chuyên môn đã được  HT xem xét phê duyệt và được họp triển khai thống nhất trong tổ và là Nghị quyết của tổ. Như vậy GV đó đã không thực hiện cả ý kiến chỉ đạo của HT và Nghị quyết của tổ. Và qua đó yêu cầu các GV đó rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của đ/c tổ trưởng.
- Nếu các GV đó không chấp hành sự chỉ đạo của đ/c Tổ trưởng vì lý do thuộc về đ/c Tổ trưởng thì tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi với đ/c Tổ trưởng, khéo léo trao đổi về các phương pháp điều hành lãnh đạo tổ.
- Thường xuyên kiểm tra diễn biến hoạt động của tổ, nếu có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thì người HT đã thành công, còn nếu không có sự chuyển biến hoặc chuyển biến theo chiều ngược lại thì cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, trực tiếp dự 1 buổi sinh hoạt của tổ khéo léo đưa vấn đề đó ra và xin ý kiến mọi người trong tổ, tổng hợp phân tích kỹ các ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ nếu vì lý do cá nhân thì yêu cầu mọi người rút kinh nghiệm.
Nếu vì năng lực yếu kém của tổ trưởng thì cũng khéo léo tìm cách để thay tổ trưởng.



Tình huống 5:  Học sinh A là một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật. Một lần khi HT cùng GVCN đến  gia đình học sinh A với mục đích phối hợp cùng gia đình để giáo dục HS A, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi  cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Nếu bạn là HT đó bạn xử lý như thế nào?
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một yêu cầu hết sức quan trọng. Trong trường hợp này học sinh A vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một số biện pháp giáo dục ở trường đã không có hiệu quả, nhà trường tìm đến sự giúp đỡ của phụ huynh là việc làm cần thiết.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái. Nhiều người thường có quan niệm rằng, đã gửi con em họ đến trường, phải đóng tiền là nhà trường và các thầy cô giáo phải có trách nhiệm hoàn toàn trong việc dạy dỗ chúng mà không cần mình phải quan tâm nữa. Đó là một cách nghĩ hết sức sai lầm. Trong tình huống này ta phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.
          Trước suy nghĩ và thái độ đó của PHHS,  trước hết ta cần tự kiềm chế sự tự ái của mình, tìm cách để giải thích cho gia đình hiểu mục đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để
“thông báo” mà là cùng nhau phối hợp tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết rằng phải nén lòng chấp nhận thái độ không tôn trọng từ phía gia đình là việc không đơn giản và không phải giáo viên nào cũng chấp nhận. Nhưng vì tình thương yêu, trách nhiệm với học trò, đôi khi các thầy cô cũng phải chịu thiệt thòi. Với thái độ bình tĩnh, giọng nói nhẹ nhàng, tôi sẽ nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu tôi đến đây không phải là để “trao trả” cho gia đình một học sinh “không thể dạy dỗ được”, tức là chối bỏ trách nhiệm của nhà trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục học sinh. Trong cách nói tôi phải thể hiện nhà trường luôn luôn đề cao vai trò của gia đình trong việc giúp các thầy cô giáo hoàn thành trách nhiệm giáo dục của mình. Ở đây trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩ hết sức sai lầm: phó mặc việc dạy dỗ con em mình hoàn toàn cho nhà trường, và như vậy nhà trường, mà đại diện là các thầy cô phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng nên người, và khi giáo viên đã phải tìm đến gia đình là thể hiện các thấy cô đã “bất lực” trong việc dạy bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diện này cần phải “chấn chỉnh” ngay. Nhưng tuyệt đối không nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh, kiên trì, tôi giải thích cho phụ huynh đó hiểu đúng vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
          Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ,đồng thời tô cũng thẳng thắn trao đổi với PHHS rằng: Theo điều 6 – Điều lệ Ban đại diện cha mẹ HS ban hành kèm theo QĐ số 11/2008-BGD&ĐT ngày 28/3/2008 quy định: Trách hiệm của cha mẹ HS là:
1.     Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý GD HS
2. Phối hợp với GVCN, GVBM để chăm sóc, quản lý, động viên HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định Điều lê, nội quy nhà trưqờng;
3. Chịu trách nhiệm đối với sai phạm kiểm điểm của con em mình theo quy định của PL. tôi sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, tôi sẽ chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bản thân tôi cũng nên  thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như GV nhà trường chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Tôi nghĩ bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, tôi sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người.



































Tình huống 6:  Có một học sinh vi phạm nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu mời phụ huynh học sinh đến nhà trường để trao đổi cùng phối hợp giáo dục học sinh.  Nhưng khi HT chưa kịp trình bày xong, phụ huynh của em học sinh đó đã đứng dậy tát vào mặt con tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình ngay trước mặt các thầy cô . Là HT đồng chí  xử lý  như thế nào?
Trả lời:
Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh học sinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên. Bạn có thể im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là HT nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậu học trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”, phó mặc đó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên nhân khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bực tức, thậm chí coi thường sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảo của bạn trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì không một HT nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vì trách nhiệm với học sinh, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “an toàn” của bản thân.
Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.










Tình huống 7:  Là một HT vừa được điều chuyển về nhà trường, tình cờ đồng chí nghe được hai giáo viên đi trước đang nói chuyện và có ý chê cách quản lý, điều hành của mình đồng chí chưa khoa học, kém hiệu quả…. Trong tình huống đó, đồng chí sẽ xử lý như thế nào?
 Trong trường hợp này nếu như người HT “hành động” ngay lập tức bằng cách đi vượt lên trên và ra tín hiệu cho 2 GV  biết là bạn đã nghe thấy, và “yêu cầu” chấm dứt ngay. Điều đó cũng cần thiết để ngăn chặn việc nói năng của giáo viên không đúng chỗ, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi. Biết đâu khi bạn đi qua rồi 2 GV còn bàn tán nhiệt tình hơn thì sao! Hay ta sẽ bỏ qua vì cho rằng đó chỉ là những câu chuyện thường ngày, chẳng có gì lạ của các GV khi có 1 HT mới về trường. Nếu nghĩ như vậy thì có lẽ mình đã quá chủ quan. Vì biết đâu những lời nói đó lại phản ánh đúng sự thật, một sự nhận xét rất cần thiết để bạn tiến bộ mà có thể GV đó không bao giờ nói cho bạn nghe một cách trực tiếp.
Vì thế tôi sẽ thận trọng và bình tĩnh hơn, cố gắng lắng nghe hết những điều mà hai GV đó đang “trò chuyện” về mình (mặc dù phải nói thẳng rằng “nghe trộm” câu chuyện của người khác là việc làm hơi xấu, không nên vận dụng nó một cách thường xuyên). Sau đó tôi sẽ chắt lọc thông tin và xem lại cách QL của mình xem có gì chưa ổn và tìm cách khắc phục. Nhưng điều này đòi hỏi sự điềm tĩnh, biết lắng nghe và thấu hiểu. Thái độ luôn sẵn sàng tiếp thu để thay đổi rất cần thiết cho người CBQL muốn cải thiện khả năng lãnh đạo của mình.
Và sau đó tôi phải dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin. Trong cuộc họp gần nhất tôi sẽ đưa vấn đề này ra một cách nhẹ nhàng cởi mở: Tôi vừa mới về công tác ở nhà trường chưa lâu, có thể trong quản lý của mình còn chưa hiểu hết về các đ/c và phong cách quản lý của tôi có thể các đ/c chưa quen, hoặc trong QL có thể chưa khoa học, chưa hiệu quả. Trước hết tôi mong các đ/c hiểu và thông cảm cho tôi. Nhưng điều tôi mong muốn đó là các đ/c sẽ góp ý, giúp đỡ tôi để tôi có thể thay đổi. Nếu các đ/c không cho tôi biết thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng dạy – học và các hoạt động GD của nhà trường. Các đ/c hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục đích xây dựng, tôi rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để tập thể GV có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, sau đó tôi thể tiếp tục bằng cách mời các GV phát biểu. Nhân cơ hội này tôi cũng sẽ “đánh tiếng” cho hai GV hôm qua đã bàn tán sau lưng mình là mình đã biết các đ/c “nói xấu” về mình, bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến của mình. Kết thúc buổi họp đó, tôi sẽ chốt lại vấn đề và không quên cảm ơn các GV đã nói lên những suy nghĩ của mình. Hứa trong công tác sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế nhà trường hơn. Khẳng định tinh thần quyết tâm phấn đấu vì tập thể. Nhưng tôi cũng nói  rằng lần sau có vấn đề gì các đ/c hãy cứ trao đổi thẳng thắn với mình, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của các đ/c. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán bên ngoài, nếu “chẳng may” người khác biết được sẽ nghĩ không hay về các đ/c, về tập thể SP nhà trường. Sau những trao đổi vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, tôi nghĩ chắc chắn GV sẽ cảm phục  hơn không chỉ vì bản lĩnh của một nhà QL mà còn vì sự cởi mở, tinh thần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn phấn đấu vì tương lai của tập thể.



T×nh huèng 8: Một phụ huynh học sinh đến trường tỏ thái độ rất bất bình với Hiệu trưởng về việc con họ bị cô giáo A phạt, đuổi ra khỏi lớp học và đề nghị nhà trường cho con họ được chuyển trường khác. Các phương án được đưa ra là:
1. Yêu cầu cô giáo A xin lỗi vị phụ huynh đó với lý do là cô giáo đã vi phạm quy chế nhưng thuyết phục phụ huynh không cần thiết phải chuyển con sang trường khác.
2. Trấn an phụ huynh, hứa sẽ làm việc với cô giáo A và thuyết phục không cần phải chuyển con sang trường khác.
3. Xin lỗi phụ huynh, sau đó điều tra làm rõ sự việc và có hồi âm cho phụ huynh. 4. Đồng ý với đề nghị của phụ huynh.
Bạn chọn phương án giải quyết nào? Vì sao? Nếu không đồng ý các phương án trên hãy đưa ra cách giải quyết của bạn.

Theo tôi, tôi sẽ chọn PA 2. trước hết cần phải trấn an PH hứa sẽ làm việc với cô giáo A để điều tra làm rõ sự việc và có hồi âm cho phụ huynh.
Sau đó tôi sẽ gặp GV A để tìm hiểu sự việc và trao đổi phương pháp GD đối với HS sao cho phù hợp và hiệu quả. Cho GV A thấy được rằng với bất cứ tình huống nào sảy ra thì việc đuổi HS ra khỏi lớp cũng là 1 việc làm không nên vì khi đuổi HS ra ngoài có thể có vấn đề gì sảy ra đối với HS thì  theo Điều 621 bộ Luật dân sự (2005) GV và nhà trường phải chịu trách nhiệm (vì đang trong thời gian QL học sinh).
Trong trường hợp nếu HS vi phạm vào nề nếp, GV phải có những biện pháp giáo dục phù hợp, đồng thời có thể kết hợp với GVCN, PHHS để cùng GD HS…
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, tôi sẽ cùng cô giáo A đến gặp trực tiếp PHHS để giải thích 1 cách rõ ràng về lý do HS bị cô giáo đuổi ra khỏi lớp, đồng thời cô giáo A mạnh dạn nhận thiệt sót khi đuổi HS ra khỏi lớp với PHHS. Bên cạnh đó cũng yêu cầu  PHHS quan tâm đến việc học tập và phối hợp GD HS đó.



Tình huống 9:  Có một phụ huynh HS A đến gặp BGH nhà trường xin cho con thôi học. Lý do là bố HS A mất sớm, em lại có 2 em nhỏ, nhà nghèo nên phải ở nhà trông em để mẹ đi làm kiếm tiền nuôi các con. Là HT đồng chí giải quyết tình huống này như thế nào?
           
Với tinh thần trách nhiệm, sự nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của một nhà giáo, tình yêu thương HS; Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉ học vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở. Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Bạn hãy động viên gia đình cho em học hết THCS, sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em.
           Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn có khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng không ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính tương lai của cháu. Bạn có thể đề nghị GVCN lớp đó, hoặc Liên đội cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn có thể phát động phong trào ủng hộ “lá lành đùm lá rách”; trong những dịp lễ, tết có thể trích quỹ khuyến học, quỹ chữ thập đỏ… để hỗ trợ, động viên HS đó; có thể miễn các khoản đóng góp…;  Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh ấy vẫn được tiếp tục đi học.



Tình huống 10:  Cuối học kỳ I, nhà trường triệu tập cuộc họp PHHS với mục đích thông báo kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường và trưng cầu ý kiến của PHHS về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường trong học kỳ II. Sắp đến ngày họp, BGH đã nghe được một vài thông tin từ PHHS với nội dung là: “chắc nhà trường mời đến họp lại để yêu cầu đóng góp kinh phí ấy mà”; “chắc họp để thông báo các khoản đóng góp cho kỳ tới”…vv. Nghe các thông tin đó, là HT đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?

Trả lời
Trước hết tôi tìm hiểu xem ý kiến đó là của PH nào, sau đó tôi sẽ mời ông trưởng ban đại diện che mẹ HS đi cùng đến gặp PH đó để nói chuyện trao đổi về  tình hình công tác giáo dục của nhà trường (nhưng tạo nên 1 tình huống ngẫu nhiên, VD như tình cờ đi qua gia đình thấy có mặt ở nhà thì vào thăm gia đình). Trong câu chuyện, khéo léo dẫn dắt  về công tác xã hội hoá GD, nói về những điều kiện CSVC khó khăn hiện tại của nhà trường (nếu nhà trường có kế hoạch thu tiền của HS), để PH đó nói lên quan điểm của mình, qua đó có những nhận xét về suy nghĩ của PH, đồng thời cũng đề nghị ông trưởng ban đại diện cha mẹ HS cho những ý kiến, quan điểm của mình (Tất nhiên là ý kiến của ông trưởng ban đại diện cha mẹ HS đã được tôi trao đổi từ trước).
Nếu PHHS đó nói rằng rất hiểu và đồng tình với buổi họp PHHS này thì đến đây ta đã giải quyết xong vấn đề và chuyển sang nói chuyện thăm hỏi gia đình, tình hình học tập của các cháu.
Nếu PH đó nói như  những thông tin ban đầu thì tôi sẽ giải thích rõ lý do, mục đính của buổi họp PHHS đó là: thông báo kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường và trưng cầu ý kiến của PHHS về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường trong học kỳ II. Bên cạnh đó các đ/c GVCN sẽ thông báo những thông tin về tình hình học tập của HS cho cha mẹ biết để phối hợp cùng gia đình làm tốt công tác GD hơn nữa. Tôi nghĩ đến đây thì PHHS đó sẽ hiểu ra vấn đề và sẽ ủng hộ buổi họp này và qua PH này tôi sẽ trao đổi khéo để nói lại những vấn đề đó với PHHS khác
Đồng thời, tôi sẽ chỉ đạo các đ/c GVCN phổ biến nội dung triệu tập cuộc họp đến học sinh lớp chủ nhiệm và yêu cầu các em về truyền đạt lại với gia đình học sinh. Niêm yết kết hoạch, nội dung cuộc họp nơi bảng tin của nhà trường để HS nắmchắc được nội dung và về thông báo cho gia đình biết.
Thông báo trên loa tiểu khu về mục đích yêu cầu và nội dung nhà trường triệu tập cuộc họp phụ huynh.

T×nh huèng 11: Trường A có giáo viên H do có công việc làm thêm ngoài công việc dạy học nên có lần bạn phát hiện giáo viên H đã viện dẫn lý do là con ốm để xin nghỉ việc trường nhưng thực tế là đi làm việc riêng. Là Hiệu trưởng đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?

Trả lời:
- Khi phát hiện ra giáo viên H đã viện dẫn lý do là con ốm để xin nghỉ việc trường nhưng thực tế là đi làm việc riêng thì tôi phải có đầy đủ bằng chứng để chứng minh giáo viên H đã nói rối và xin nghỉ không đúng sự thật.
Khi đã có đầy đủ bằng chứng thì tôi sẽ gặp trực tiếp giáo viên H để trao đổi v/v làm trên của giáo viên . Thẳng thắn chỉ ra cho giáo viên  H thấy rằng việc làm của mình là thiếu trung thực và đã vi phạm vào Khoản 2 - Điều 6. của QUY ĐỊNH Về đạo đức nhà giáo
(đó là: GV Không gian lận trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục)
Nếu giáo viên H nhận ra khuyết điểm và hứa sẽ rút kinh nghiệm thì tôi sẽ dừng lại ở mức độ nhắc nhở đối với giáo viên .
- HT cũng nên trao đổi với giáo viên  đó rằng việc làm thêm của giáo viên  để ổn định kinh tế gia đình là việc làm rất tốt, nhưng phải bố trí công việc làm thêm 1 cách hợp lý không làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của mình. Sau đó trong cuộc họp gần nhất tôi sẽ quán triệt trong hội đồng nhà trường nếu xin nghỉ phải có lý do chính đáng, đúng sự thật
- Nếu sau đó giáo viên H lại tiếp tục tái phạm thì tôi sẽ yêu cầu giáo viên viết bản kiểm điểm và lập biên bản đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường xem xét, xử lý theo quy chế.



Tình huống 12:  Trước cổng trường THCS X có một quán Internet và một quán Bi-a. Học sinh hay trốn tiết học để đi chơi. Đã có vài lần GVCN vì đi tìm HS mà bị chủ quán phản ứng. Là HT bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời:
            Theo Khoản 3, Điều 11 - Thông tư liên tịch của Bộ văn hoá - thông tin – Bộ Bưu chính, viễn thông – Bộ Công an số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/6/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến (ONLINE GAMES), quy định
   Điều 11. Trách nhiệm của đại lý Internet
   3. Chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông trung học) tối thiểu  200m, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào.
   Bên cạnh đó theo dự thảo Quy chế mới quản lý trò chơi điện tử . Từ 1/9/2010 sẽ cắt đường truyền và đóng cửa các đại lý Internet không thực hiện đúng quy định đóng cửa trước 23 giờ. Cùng đó, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ bị “cấm” từ 8h - 17h hàng ngày.
   Như vậy ở đây, ta có thể khẳng định được rằng quán Internet  đặt tại trước cổng trường X là sai quy định.
   Trong tình huống này  thì  “Đã có vài lần GVCN vì đi tìm HS mà bị chủ quán phản ứng”. Điều này có thể hiểu rằng người chủ quán đó không hợp tác với GV.
   Trước hết , tôi sẽ mời đ/c Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh đến gặp chủ quán (đến với một sự ngẫu nhiên, không để cho chủ quán biết được kế hoạch của mình), sau việc nói chuyện thăm hỏi xã giao, tôi sẽ đề cập đến việc hỏi thăm tình hình học tập của con (hoặc cháu) của họ, khéo léo gợi chuyện sự lo lắng của các bậc PHHS khi có con (hoặc cháu) trong độ tuổi đang đi học do những tác động của bên ngoài XH vào HS, đưa ra những câu chuyện có thật trên thực tế về  tác hại của việc HS tham gia dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. (VD như việc sảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, hay là sự mất đoàn kết giữa các bậc cha mẹ HS khi con cháu họ không tập trung vào việc học tập…) đồng thời cũng để cho đ/c Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh nói nên những ý kiến của mình để xem phản ứng của chủ quán ra sao.
   * Nếu chủ quán tỏ ra bất bình với việc làm của HS (đồng nghĩa với việc có suy nghĩ là việc cho những HS chơi trong các giờ học  của mình là sai) thì đến đây người HT đã thành công trong việc giải quyết tình huống này, tới đây, tôi sẽ đề cập đến vấn đề 1 số HS của  nhà trường hay trốn học đi xuống quán chơi, mong gia đình hợp tác với nhà trường để không cho những HS đó vào chơi. Đồng thời cũng đề cao vai trò của chủ quán và nhờ chủ quán (vì là quán ở trước cổng trường nên dễ quan sát được việc đi lại của HS), nếu thấy HS trốn học đi chơi thì thông báo giúp cho nhà trường. Bên cạnh đó, trong buổi chào cờ tôi có thể quán triệt trước cờ yêu cầu HS tuyệt đối không trốn học hay các hoạt động để đi chơi, đồng thời cũng khéo léo thông báo việc hợp tác của bác chủ quán trong việc giúp nhà trường kiểm tra đối với những HS trốn học (Mục đích cũng là răn đe giáo dục HS, qua đó chuyển tải thông tin này đến chủ quán như là một hình thức biểu dương khen ngợi của nhà trường đối với họ). Đến đây, chắc chắn chủ quán sẽ phấn khởi và đồng tình ủng hộ nhà trường.
   * Nếu chủ quán tỏ thái độ không hợp tác (VD nói rằng: kệ chúng nó, nó có thân thì nó lo; hay là: làm như thế không ảnh hưởng gì…) thì tôi sẽ khéo léo gợi mở câu chuyện sang hướng khác về những quy định trách nhiệm các đại lý Internet để xem họ có phản ứng gì và hoạt động kinh doanh sau đó như thế nào.
   - Nếu những ngày sau đó họ không cho các HS vào chơi trong các giờ học thì chúng ta thành công;
   - Nêu họ vẫn tiếp tục cho HS vào chơi trong những giờ học thì: Một mặt tôi kết hợp cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh đến đề nghị các đ/c lãnh đạo tiểu khu, các cơ quan chức năng phối hợp giúp đỡ nhà trường. Mặt khác sẽ có những biện pháp xử lý cương quyết hơn những HS vi phạm; đồng thời sẽ mời PHHS của nhưng em hay vi phạm đó đến trường để trao đổi về vấn đề này và bàn bạc những biện pháp để hợp tác giáo dục cùng nhà trường. Bên cạnh đó tôi sẽ chỉ đạo cho Đoàn – Đội, các GVCN lớp nói chuyện, tuyên truyền GD về tác hại của những việc làm đó cho HS hiểu lồng ghép trong các hoạt động GDNGLL.
* Với trường hợp chủ quản Bi A ta cũng có thể giải quyết tương tự như vậy.



T×nh huèng 13: Nhà trường thu thêm tiền học sinh để mua sắm đồ dùng dạy học sau khi đã tổ chức cuộc họp toàn thể phụ huynh và đã được hầu hết phụ huynh đồng ý, nhưng khi triển khai việc thu tiền có một số phụ huynh không bằng lòng. Các phương án được đưa ra là:
1. Rất bực mình, trách phụ huynh đã đồng ý qua cuộc họp rồi nay lại phản đối.
2. Lập tức mời phụ huynh đến trường để giải thích.
3. Không quan tâm tới ý kiến của phụ huynh đó và vẫn tiếp tục thu tiền.
Bạn chọn phương án giải quyết nào? Vì sao? Nếu không đồng ý các phương án trên hãy đưa ra cách giải quyết của bạn.

Trả lời:
Không đồng ý cả 3 PA trên vì:
- Phương án 1: Nếu người HT tỏ thái độ rất bực mình đối với PHHS là việc làm không nên.
- Phương án 2: Lập tức mời phụ huynh đến trường để giải thích. Đây là một hành động nóng vội không cần thiết.
- Phương án 3: Không quan tâm tới ý kiến của phụ huynh đó và vẫn tiếp tục thu tiền làm như vậy có thể dẫn lòng tự ái của PHHS, từ đó PH sẽ không đồng tình ủng hộ đến các hoạt động GD của nhà trường.
 Trong tình huống này thì theo tôi, ta nên trao đổi thống nhất quan điểm với ông trưởng Ban đại diện cha mẹ HS của trường, của lớp. sau đó mời PHHS đó đến nhà trường để cùng trao đổi và ở đây ta nên để ông trưởng Ban đại diện cha mẹ HS của trường của lớp có trách nhiệm giải thích cho PHHS, vì trong tình huống này HT chỉ là người tham mưu cho PHHS trong việc huy động sự đóng góp của gia đình HS. ở đây ta có thể hướng cách giải thích của ông trưởng Ban đại diện cha mẹ HS với PHHS đó rằng: Việc thu tiền đóng góp của HS là nhằm mục đích tăng cường CSVC cho nhà trường (VD hiện nay nhà trường đang thiếu và rất cần mua sắm TBDH; hay là xây dựng 1 công trình gì đó…), qua đó giúp con em họ có điều kiện học tập tốt hơn, và người được hưởng lợi chính là con em họ.  chứ không phải thu tiền với mục đích gì khác. Và việc mua sắm đầu tư CSVC đó đều có sự bàn bạc thống nhất giữa Hội PHHS với nhà trường; cuối năm sẽ được quyết toán công khai, minh bạch.




Tình huống  14: Do trường thiếu giáo viên, Hiệu trưởng phân công giáo viên A dạy quá số tiết quy định/ tuần. Mặc dù đã nói rõ việc thiếu giáo viên là tình trạng chung của toàn ngành và giáo viên dạy thêm tiết sẽ được thanh toán chế độ thừa giờ theo quy định (giáo viên có đủ sức khoẻ, điều kiện khác để thực hiện nhiệm vụ Hiệu trưởng giao, việc phân công đảm bảo tính dân chủ, khách quan đã có sự thống nhất giữa cấp uỷ chi bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường), giáo viên A không thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. Là Hiệu trưởng bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời:    Theo điểm d, khoản 1 - Điều 31 – Điều lệ trường THCS có nêu: Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học:
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
Tại khoản 2, điều 3 quy định về đạo đức nhà giáo nêu rõ: Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
Như vậy ở tình huống này, trước hết là giáo viên A đã vi phạm vào Điều lệ trường TrH và Quy định về ĐĐ nhà giáo vì khi HT đã phân công thì giáo viên phải thực thi nhiệm vụ, nếu thấy không đồng tình với sự phân công đó thì yêu cầu HT xem sét lại, sau khi HT xem sét lại nếu vẫn không thấy thoả đáng thì có thể kiến nghị lên cấp trên. Trong thời gian khi chưa có trả lời của cấp cấp trên thì giáo viên đó vẫn phải thực hiện nhiệm vụ do HT phân công.
Ở đây, sau khi giáo viên A không thực hiện sự phân công, tôi sẽ gặp trực tiếp GV đó để trao đổi, trước hêt tôi để cho GV đó nói nên lý do tại sao không thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách rõ ràng. Sau đó, tôi sẽ giải thích thêm cho GV đó hiểu rõ tình hình hiện nay của nhà trường đó là đang thiếu GV, và việc phân công này cũng phù hợp với trình độ chuyên môn của đ/c, bên cạnh đó đ/c cũng có đủ sức khoẻ, và các điều kiện khác để thực hiện nhiệm vụ.  Nếu GV đó mà không chấp hành thì tôi sẽ đưa ra hội đồng xem xét xử lý theo điều lệ.

T×nh huèng 15: Trong lần kiểm tra đột xuất của Ban giám hiệu đối với 1 buổi học phát hiện 02 giáo viên vi phạm quy chế: không có bài soạn khi lên lớp trong tiết dạy được kiểm tra.
Trường hợp A: giáo viên có chuyên môn tốt, quá trình công tác luôn được nhà trường đánh giá là có ý thức tổ chức kỷ luật cao, bản thân chưa vi phạm kỷ luật lao động, nội quy, quy chế chuyên môn lần nào.
Trường hợp B: Là giáo viên có chuyên môn được đánh giá nhiều năm ở mức trung bình, ý thức kỷ luật chưa cao, vi phạm lần thứ 2 trong năm không có bài soạn khi lên lớp đã được nhà trường kiểm tra nhắc nhở 2 lần.
Là Hiệu trưởng đồng chí xử lý hai trường hợp vi phạm trên như thế nào?
Trả lời :
Trong tình huống này, trước ta khẳng định cả 2 đ/c đều vi phạm Q/C C/M
Trong trường hợp giải quyết của BGH đối với GV B trong 2 lân trước là không đúng vì Theo nghị định Số : 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức
§iÒu 20. H×nh thøc khiÓn tr¸ch
¸p dông ®èi víi c¸n bé, c«ng chøc cã hµnh vi vi ph¹m kû luËt lÇn ®Çu nh­ng ë møc ®é nhÑ.
Như vậy ở đây trong 2 trường hợp này thì BGH đều phải lập biên bản và đề nghị lên cấp trên xử lý theo luật định.
 §iÒu 21. H×nh thøc c¶nh c¸o
¸p dông ®èi víi c¸n bé, c«ng chøc ®· bÞ khiÓn tr¸ch mµ t¸i ph¹m hoÆc vi ph¹m ë møc ®é nhÑ nh­ng khuyÕt ®iÓm cã tÝnh chÊt th­êng xuyªn hoÆc tuy míi vi ph¹m lÇn ®Çu nh­ng cã tÝnh chÊt t­¬ng ®èi nghiªm träng; vi ph¹m lÇn ®Çu nh­ng liªn quan ®Õn t­ c¸ch, phÈm chÊt cña c¸n bé, c«ng chøc, lµm ¶nh h­ëng ®Õn uy tÝn cña c¬ quan, tæ chøc, ®¬n vÞ; vi ph¹m nghÜa vô c¸n bé, c«ng chøc liªn quan ®Õn tr¸ch nhiÖm rÌn luyÖn, häc tËp, kû c­¬ng, t¸c phong cña c¸n bé, c«ng chøc; lµm gi¶ hå s¬, lý lÞch vµ sö dông v¨n b»ng, chøng chØ kh«ng hîp ph¸p nh­ng ch­a g©y hËu qu¶; vi ph¹m ë møc ®é nhÑ quy ®Þnh nh÷ng viÖc c¸n bé, c«ng chøc kh«ng ®­îc lµm cña Ph¸p lÖnh C¸n bé, c«ng chøc.
Việc kỷ luật giao viên hiện nay theo nghị định Số : 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức(Có 6 mức kỷ luật). Và theo nghị định này thì với trường THCS nếu kỷ luật 1 giáo viên thì thành lập HĐ kỷ luật là chủ tịch UBND quận, huyện vì quân huyện là cấp tuyển dụng, hiệu trưởng không có quyền thành lập HĐ kỷ luật(Vì không được tuyển dụng giáo viên) mà chỉ đề nghị lên Phòng GD và PGD tham mưu quận huyện thành lập HĐ này (HĐ này chủ tịch là chủ tịch hoặc phó chủ tịch quận huyện)







 Tình huống 16: Lớp 9A là một lớp học sinh ngoan và chăm học. Nhưng ngay sau kết thúc HKI Ban cán sự lớp đã đến gặp thầy HT đề nghị đổi thầy giáo dạy môn Toán với lý do thầy dạy khó hiểu lại hay mạt sát, xúc phạm học sinh. Là HT đồng chí  xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời :
Việc ổn định giáo viên trong giảng dạy các lớp là giữ uy tín cho giáo viên cũng như không làm xáo trộn tâm tư của học sinh giữa các lớp. Mặt khác, cần quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của học sinh. Không nên vì muốn ổn định tổ chức mà ngại điều chỉnh, cũng không nên tạo ra tiền lệ không tốt, thực hiện yêu sách không hợp lý của học sinh .
Là một nhà QL bạn hiểu rằng lời phàn nàn của học sinh lớp không phải là vô cớ. Vậy mà bạn nỡ gạt phắt ngay đề nghị của các em! Thái độ đó là biểu hiện của sự tự ái cá nhân, nóng vội, và rất có thể bị các em đánh giá là “bao che” cho đồng nghiệp. Bị từ chối kiên quyết như vậy các em chắc chắn sẽ cảm thấy bất bình và mất lòng tin vào vai trò của bạn.
nhưng bạn có nghĩ đến trường hợp học sinh xin đổi thầy vì thầy rất nghiêm khắc, luôn “bắt” các em làm nhiều bài tập, thầy giáo dạy kiến thức quá cao, cho bài tập quá khó học sinh không hiểu và vì thế không được điểm cao?... Từng trải qua một thời học trò tinh nghịch bạn hiểu rằng không phải lúc nào học sinh cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy. Nếu vội vàng đồng tình “vô điều kiện” như thế, học sinh của bạn đã thực sự mất đi cơ hội để học một thầy giáo tốt. Và bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp sao đây khi đã lỡ xúc phạm một người giáo viên đáng kính như thế?
          Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi “sát sườn” là kết quả học tập. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lại độ chính xác của những lời phàn nàn đó. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn có thể hỏi các em những “bằng chứng” cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếp thu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn Toán ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy. Là một lớp ngoan và học giỏi chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những lời có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn. Bằng sự khéo léo của mình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với học sinh thân yêu
- Nếu nguyên nhân do giáo viên dạy toán thì hiệu trường trực tiếp giải thích, thuyết phục giáo viên khắc phục tình trạng trên.
- Nếu nguyên nhân thuộc về học sinh thì hiệu trưởng thông qua giáo viên chủ nhiệm giải thích và làm rõ để khôi phục mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
- Trường hợp bất khả kháng thì cần có sự chuyển đổi phù hợp, bảo đảm thể diện cho giáo viên và quyền lợi học tập của học sinh. 

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Ảnh bác Hồ























10 bí quyết sử dụng máy tính bền lâu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại, máy tính ngày càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Nó mang cả thế giới đến cho bạn nhưng cũng có thể mang thế giới ấy ra đi nếu bạn không chăm sóc, sử dụng nó cẩn thận.
1. Vệ sinh chung: Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó, bạn cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn nên dùng một cây cọ mềm để quét sạch các lớp bụi, cáu bẩn. Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.
2. Sử dụng ổn áp điện: Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó, bạn nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.
3. Tắt nguồn màn hình: Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).
Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó, bạn hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.
4. Để hệ thống luôn hoạt động: Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra  sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là bạn nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernation thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.
5. Khám sức khỏe cho ổ cứng: Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, bạn kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì bạn hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.
6. Phòng chống virus: Bạn có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…
7. Kiểm tra pin CMOS: Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, bạn chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và bạn nên nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.
8. Cẩn thận khi mở thùng máy: Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.
9. Bảo trì chuột: Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, bạn sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó, bạn sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.
10. Dọn dẹp Registry: Bạn thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này, bạn nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006...
Theo Tuổi trẻ Online

10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
         Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
         Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không"!, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
         Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
         Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
         Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
         Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
         Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
         Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
         Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
         Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!